AVG ở đây là viết tắt của An Viên Group chứ không phải phần mềm diệt virus!
Năm 2004, ông Phạm Nhật Vũ, em trai Chủ tịch Vingroup – Phạm Nhật Vượng, bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Đến năm 2008, AVG chính thức được thành lập với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng, đến chủ yếu từ Nhóm các nhà đầu tư An Viên (An Viên Group)
Ở góc độ chuyên môn, AVG bắt đầu phát sóng thử nghiệm cuối năm 2010, trước khi chính thức khai thác thương mại một năm sau đó. Tại buổi họp báo ngày 18/12/2010, Chủ tịch Phạm Nhật Vũ khẳng định đơn vị này không phải đài truyền hình mà chỉ thực hiện chức năng truyền dẫn phát sóng và sản xuất, cung cấp dịch vụ truyền hình giải trí có thu phí (việc chịu trách nhiệm nội dung thuộc về các nhà đài liên kết). Các dịch vụ sẽ được cung cấp trên 2 hạ tầng là truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTT) và truyền hình kỹ thuật số vệ tinh (DTH).
Theo số liệu của Bộ Thông tin & Truyền thông, tính đến cuối năm 2014, tổng thuê bao của AVG chỉ vào khoảng 450.000, một con số khá khiêm tốn so với thị trường 9,9 triệu thuê bao truyền hình trả tiền (gồm cả truyền hình cáp và số vệ tinh).
Giữa bối cảnh ấy, việc MobiFone mua lại 95% cổ phần vừa qua có thể xem là một bước ngoặt quan trọng với đơn vị truyền hình này. Một lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông nhận định việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho truyền hình mất khá nhiều thời gian, ít nhất khoảng một năm. Do đó, mua lại sẽ giúp phía MobiFone tận dụng được hạ tầng cũng như thuê bao sẵn có của AVG. Sau khi công bố thương vụ, lãnh đạo MobiFone cũng cho bày tỏ kỳ vọng đến năm 2020 sẽ lọt Top 3 thị phần về thuê bao truyền hình trả tiền. Gần hơn, nhà mạng kỳ vọng có thể phát triển thêm một triệu thuê bao trong năm 2016.
Note lại tin này vì ở quê nhà mình đang dùng dịch vụ truyền hình của An Viên